Khoa Điện – Điện tử là một trong bốn Khoa được mở đầu tiên của Trường ĐH Quốc Tế khi được thành lập vào năm 2003. Cùng định hướng bởi các mục tiêu chung của Trường, mục tiêu của Khoa Điện – Điện tử  chính là chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp một hành trang vững chắc để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thế giới công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử, Viễn thông, Xử lý Tín hiệu (âm thanh, hình ảnh), Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa. 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Sinh viên Khoa Điện – Điện tử được theo học chương trình đào tạo đại học chính quy do ĐH Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TP. HCM cấp bằng. Sinh viên được học tập trong môi trường quốc tế, với chương trình đào tạo tiên tiến và ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh ngay tại Việt Nam. Thời gian đào tạo trung bình là 4 năm.

Chương trình liên kết (2+2): sinh viên chương trình liên kết sẽ học hai năm đầu tại Đại học Quốc Tế và hai năm sau tại trường đại học đối tác. Khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ được trường đại học đối tác cấp bằng. Hiện nay, Khoa Điện – Điện tử có các chương trình liên kết với các đại học đối tác sau:

  • Đại Học Nottingham (Anh)
  • Đại Học West of England (Anh)
  • Đại Học SUNY Binghamton (Mỹ)

Dự kiến, trong thời gian tới, Khoa Điện – Điện tử sẽ tiếp tục mở thêm các chương trình liên kết 2 + 2 với một số trường tại Úc và Mỹ.

 

CÔNG BỐ KHOA HỌC

CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA

Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

Mã ngành: 7520207

Chương trình Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông đã được công nhận đạt chuẩn của các tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế như của mạng lưới các trường Đông Nam Á (AUN) và gần đây nhất là của tổ chức Kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật & công nghệ của Hoa Kỳ từ cuối năm 2018.

  • Mục tiêu đào tạo:
    • Cung cấp kiến thức cơ sở hoàn chỉnh và các kỹ năng trong lĩnh vực Điện tử và Viễn thông.
    • Phục vụ và đáp ứng các nhu cầu công nghiệp, nghiên cứu khoa học và học sau đại học.
    • Chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp có thể thích ứng với sự thay đổi nhanh trong lĩnh vực công nghệ cao như Điện tử và Viễn thông.
  • Định hướng đào tạo:
    • Vi Điện tử và Hệ thống nhúng:  đào tạo chuyên sâu về thiết kế, chế tạo và ứng dụng vi mạch điện tử số và tương tự, hệ thống vi xử lý;
    • Hệ thống viễn thông: đào tạo chuyên sâu về thiết kế và vận hành hệ thống truyền tin tốc độ cao, mạng truyền số liệu, mạng điện thoại di động, mạng Internet và các kỹ thuật mới trên điện thoại thông minh;
    • Xử lý tín hiệu: đào tạo chuyên sâu về thiết kế và phát triển các hệ thống xử lý tín hiệu số hình ảnh, âm thanh, video và dữ liệu;
    • Thiết kế vi mạch siêu cao tần: đào tạo chuyên sâu về thiết kế và phát triển vi mạch cao tần, các khối trong hệ thống siêu cao tần phục vụ cho các ứng dụng ra-đa, truyền thông không dây, thông tin vệ tinh và quốc phòng.
  • Cơ hội nghề nghiệp:
    • Làm việc cho các công ty nước ngoài hoặc các tập đoàn hoặc các công ty trong nước thuộc lĩnh vực thiết kế vi mạch, điện tử dân dụng và công nghệ thông tin.
    • Làm việc cho các tập đoàn truyền thông, thông tin, mạng di động trong và ngoài nước, các công ty về hàng không và giao thông vận tải.
    • Phát triển nghề nghiệp tại các công ty giải trí, quảng bá.

 

Ngành Kỹ Thuật Điều Khiển và Tự Động Hóa

Mã ngành: 7520216

Chương trình Kỹ thuật Điều Khiển và Tự Động Hóa được thiết kế trên cở sở đối sánh các chương trình tương tự ở trong nước và quốc tế vào năm 2014. Chương trình được thiết kế, vận hành để hướng đến các chứng chỉ kiểm định chất lượng quốc tế trong tương lai.

  • Mục tiêu đào tạo: 
    • Cung cấp toàn bộ các kiến thức cơ sở của nhóm ngành Điện – Điện tử, các kiến thức chuyên ngành về Đo Lường, Giám Sát và Điều Khiển. 
    • Các kỹ năng cần thiết của một kỹ sư để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp, để tiếp tục chương trình cao học, nghiên cứu chuyên sâu ngành Điều Khiển.
    • Các kỹ năng tự đào tạo để thích ứng với sự thay đổi của công nghệ.
  • Định hướng đào tạo: 
    • Lý thuyết điều khiển và ứng dụng vào các đối tượng điều khiển và các quá trình. 
    • Công nghệ đo lường, điều khiển và giám sát hệ thống. 
    •  Robot (công nghiệp, tự hành) và trí thông minh nhân tạo. 
  • Cơ hội nghề nghiệp: hướng đến 3 nhóm lĩnh vực chính 
    • Nhóm thiết kế và quản lý dây chuyền sản xuất trong các nhà máy xí nghiệp. 
    • Nhóm phần mềm bao gồm lập trình thiết kế chip; lập trình nhúng áp dụng cho điện thoại, xe hơi, hàng tiêu dùng và thiết bị thông minh. 
    • Nhóm kỹ sư bán hàng (sales engineering) và kỹ sư dịch vụ (field engineer) chuyên môn  lắp đặt, bảo trì, quản lý.
      • Các thiết bị có liên quan đến ngành KTĐK-TĐH, đo lường, điều khiển thông minh 
      • Các hệ thống điều khiển và giám sát (PLC & SCADA)
      • Robot công nghiệp, Robot tự hành
      • Hệ thống điều khiển năng lượng áp dụng cho tòa nhà, trung tâm năng lượng sạch và tái tạo.

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

Khoa Điện – Điện tử
Phòng A2.206
ĐT: (84-28) 37244270 – số nội bộ: 3231
Fax: (84-28) 37244271
Website: http://see.hcmiu.edu.vn/vi/