TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BỆNH TRUYỀN NHIỄM (RCID)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BỆNH TRUYỀN NHIỄM (RCID)

Sáng 20.11.2021, ĐHQG-HCM chính thức trao quyết định thành lập trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm (Research Center for Infectious Diseases  – RCID) trực thuộc trường Đại học Quốc Tế (ĐHQG-HCM). Sự ra đời của RCID đáp ứng hoàn cảnh cấp thiết về tình hình dịch bệnh hiện nay tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, đặc biệt từ cuối năm 2019, cả thế giới đã chứng kiến sự xuất hiện của đại dịch toàn cầu – COVID-19. Cũng trong sáng nay, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – cũng đã đến thăm trường ĐHQT và Trung tâm RCID.

PGS.TS. Trần Tiến Khoa – Hiệu trưởng trường ĐHQT – tiếp đón Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương –  đến thăm trường ĐHQT và Trung tâm RCID.

Trung tâm nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm – RCID được thành lập sẽ góp phần kêu gọi được nhiều nhà nghiên cứu cũng như nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về bệnh truyền nhiễm giúp lĩnh vực nghiên cứu này lớn mạnh hơn. RCID sẽ trở thành một trong những Trung tâm nghiên cứu hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương và cả nước. Trong dài hạn, Trung tâm nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng sáng tạo và cung cấp các giải pháp công nghệ và dịch vụ nhằm ứng phó với dịch bệnh cho xã hội. Trung tâm có sứ mạng nâng cao chất lượng nghiên cứu cơ bản đi đôi với nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc ứng phó với dịch bệnh truyền nhiễm. Nâng cao vị thế và khẳng định vai trò tiên phong của ĐHQG-HCM nói chung và ĐHQT nói riêng trong nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – cũng đã đến thăm trường ĐHQT và Trung tâm RCID.

Trong tương lai, RCID hướng đến các mục tiêu trở thành đơn vị nghiên cứu mạnh từ nền tảng cơ hữu cũng như thu hút hợp tác đa ngành trong nước và quốc tế về bệnh truyền nhiễm trên người và động vật, để thực hiện các nghiên cứu quản lý dữ liệu dịch bệnh, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng cơ chế gây bệnh, nghiên cứu ứng dụng, làm chủ và phát triển công nghệ kit chẩn đoán, phát triển vaccine, kháng thể đơn dòng, thuốc điều trị ứng phó với các dịch bệnh như Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng, ký sinh trùng… trong hiện tại và tương lai. Trung tâm cũng sẽ trở thành đơn vị hàng đầu trong các nghiên cứu thử nghiệm trên mô hình tế bào và động vật, có cơ sở vật chất phòng thí nghiệm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu về tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Trung tâm cũng sẽ là một đơn vị uy tín trong chuyển giao công nghệ về kiểm soát, chẩn đoán, phòng ngừa, và điều trị bệnh truyền nhiễm, đáp ứng hiệu quả nhu cầu của xã hội. Ngoài ra trung tâm sẽ trở thành đơn vị dẫn đầu trong tập huấn, phổ biến kiến thức công nghệ cốt lõi trong nghiên cứu và ứng phó bệnh truyền nhiễm, nâng cao năng lực chuyên môn của các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực.

Bên cạnh, với mục tiêu là một trung tâm cởi mở trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu khác và các trung tâm nghiên cứu khác tại TPHCM và khu vực sẽ luôn được chào đón để cùng xây dựng các đề tài nghiên cứu và chia sẻ nguồn cơ sở vật chất để tạo ra nhiều nhất, hiệu quả nhất các kết quả nghiên cứu hữu ích.

Với tinh thần phụng sự xã hội, Trung tâm sẽ kết hợp với các cơ sở giáo dục, y tế, các doanh nghiệp, các công ty khởi nghiệp, truyền thông, cơ quan nhà nước, tập huấn để nâng cao nhận thức về dịch bệnh truyền nhiễm, phổ biến kiến thức cũng như chuyển giao công nghệ, nâng cao khả năng ứng phó với các dịch bệnh hiện tại cũng như trong tương lai. Các hội thảo có thể được thực hiện trong 5 năm đầu tiên bao gồm: An toàn sinh học trong phòng thí nghiệm; Tin sinh học ứng dụng trong nghiên cứu bệnh truyền nhiễm; Ứng dụng kĩ thuật khối phổ trong nghiên cứu; Mô hình chuột nhiễm và thao tác trên chuột; Sử dụng kit chẩn đoán Hợp tác trong nước Hợp tác trong nước là đặc biệt quan trọng giúp nâng cao tiềm lực nghiên cứu của trung tâm đồng thời giúp các nghiên cứu bám sát thực tiễn và có các kết quả có thể được ứng dụng trong thực tiễn. Với đặc thù nghiên cứu bệnh truyền nhiễm, đối tác đặc biệt quan trọng của trung tâm là các cơ sở y tế và các cơ sở nghiên cứu trực thuộc bộ y tế.

Bên cạnh, với mục tiêu là một trung tâm cởi mở trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu khác và các trung tâm nghiên cứu khác tại TPHCM và khu vực sẽ luôn được chào đón để cùng xây dựng các đề tài nghiên cứu và chia sẻ nguồn cơ sở vật chất để tạo ra nhiều nhất, hiệu quả nhất các kết quả nghiên cứu hữu ích. Hợp tác quốc tế Nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm là mối quan tâm chung của nhiều chuyên gia quốc tế và các nghiên cứu này cũng có những ảnh hưởng lớn mang tính toàn cầu, vì vậy việc cởi mở hợp tác để thực hiện những dự án lớn liên quốc gia với kinh phí lớn cần sự tham gia của nhiều chuyên gia là điều rất quan trọng để giúp Trung tâm đạt được sứ mạng trở thành 1 trung tâm tầm cỡ khu vực. Bên cạnh đó, việc mời các chuyên gia trong lĩnh vực tới làm seminar, tổ chức các hội thảo trao đổi nghiên cứu, hay tổ chức các workshop – tập huấn là một cách rất tốt để nâng cao nhanh chóng năng lực nghiên cứu của trung tâm và kiến tạo các hợp tác nghiên cứu mới.

Trung tâm nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm – RCID được thành lập sẽ góp phần kêu gọi được nhiều nhà nghiên cứu cũng như nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về bệnh truyền nhiễm giúp lĩnh vực nghiên cứu này lớn mạnh hơn.

RCID sẽ được giao sử dụng cơ sở vật chất của Trường Đại học Quốc tế với diện tích mặt bằng: 540 m2 bao gồm: Phòng thí nghiệm: BSL-2, Phòng thí nghiệm SHPT, Văn phòng phụ trợ, Xây dựng khu vực nuôi động vật, Phòng sạch sản xuất pilot…. Tổng giá trị tài sản đầu tư và thực hiện nghiên cứu dự kiến cho Trung tâm trong giai đoạn 2021-2026 là: 145 tỷ đồng từ nguồn tài trợ của ĐHQG- HCM và đối ứng của Trường ĐHQT (37 tỷ đồng).