Chương trình Hội thảo chuyên đề: “GIÁO DỤC STEM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN”

  1. BỐI CẢNH

Giáo dục STEM ở phổ thông có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, đồng thời thúc đẩy giáo dục hướng nghiệp, định hướng nguồn nhân lực cho các ngành nghề và nhu cầu của cuộc CMCN 4.0.

Hiện nay, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục STEM, như: Nghị quyết Số: 29-NQ/TW, Chỉ thị số 16/ CT-TTg ngày 4/5/2017, Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018. Đặc biệt là Chương trình Giáo dục phổ thông mới được ban hành kèm Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, vai trò của giáo dục STEM thể hiện ở những điểm sau: Có đầy đủ các môn học STEM; cải thiện rõ rệt vị trí của giáo dục tin học và giáo dục công nghệ; Yêu cầu dạy học tích hợp và đổi mới phương pháp giáo dục của Chương trình GDPT mới, tạo điều kiện tổ chức các chủ đề STEM trong chương trình môn học, góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh; Tính mở của Chương trình GDPT mới cho phép một số nội dung giáo dục STEM có thể được xây dựng thông qua nội dung giáo dục của địa phương, kế hoạch giáo dục của nhà trường và những hoạt động giáo dục được xã hội hoá.

Chung tay với nhà nước và chính quyền Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm KVMN về GDPTBV phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Giáo dục STEM tại Tp. Hồ Chí Minh và vai trò của các bên liên quan” với mục đích làm rõ các hướng tiếp cận và giải pháp thực hiện chương trình giáo dục STEM ở bậc phổ thông, cũng như đánh giá về cách thức tăng cường kết nối giữa các bên liên quan, nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục STEM một cách hệ thống, xuất phát từ phổ thông lên đến đại học. Thông qua hội thảo sẽ đánh giá về thực trạng giáo dục STEM, vai trò của các bên liên quan (bao gồm Chính quyền, Trường Đại Học, Doanh nghiệp, Trường Phổ thông), sự cần thiết và tính khả thi của việc xây dựng hệ sinh thái STEM với sự phối hợp của các bên liên quan góp phần hỗ trợ chương trình giáo dục STEM ở bậc phổ thông tại Tp. Hồ Chí Minh.

  1. Nội dung

Nội dung của chương trình hội thảo tập trung vào các vấn đề chính sau:

  • Bài học kinh nghiệm về giáo dục STEM trên thế giới và trong khu vực;
  • Nguồn nhân lực STEM trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;
  • Thực trạng về giáo dục STEM tại Việt Nam trên các phương diện nhận thức, chương trình, chính sách, nguồn lực và cơ sở vật chất;
  • Định hướng giáo dục STEM trong chương trình học phổ thông giai đoạn 2020 – 2025 phù hợp với điều kiện Việt Nam và TP.HCM.
  • Vai trò của các bên liên quan trong việc thực hiện giáo dục STEM và đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh CMCN 4.0;
  1. Đối tượng tham dự

Đối tượng mời tham dự là các nhà quản lý giáo dục của TP.HCM; các chuyên gia về giáo dục, các giảng viên của Trường ĐH Quốc tế và các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM; Ban Giám Hiệu các trường THPT và THCS trên địa bàn thành phố; các doanh nghiệp về Khoa học công nghệ;

  1. Thời gian, địa điểm
  • Thời gian: 8h00 – 12h00 ngày 06 tháng 12 năm 2019
  • Địa điểm: Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, 244 Điện Biên Phủ, Quận 3, Tp. HCM

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO CHI TIẾT

Thời gian Nội dung Người thực hiện
8.00 – 8.15 Đăng ký đại biểu, khách mời Ban tổ chức
8.15 – 8.30 Khai mạc

Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu

Ban tổ chức
8.30 – 8.40 Phát biểu khai mạc Lãnh đạo Sở KH&CN

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Quốc Tế

8.40 – 8.50 Giới thiệu chương trình

Giới thiệu chủ tọa Hội thảo

Ban tổ chức
8.50 – 9.05 Tham luận 1: “Bài học kinh nghiệm về giáo dục STEM trên thế giới và trong khu vực” TS. Nguyễn Huy Cường, Trưởng Bộ Môn Anh, Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG TP.HCM
9.05 – 9.20 Tham luận 2: “Phân tích SWOT về giáo dục STEM tại Việt Nam và TP.HCM”

 

TS. Phạm Thị Hoa – Trưởng TT KVMN về GDPTBV; Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG TP.HCM
9:20-9:35 Tham luận 3: “Tiềm năng kết nối Đại Học – Phổ thông hỗ trợ giáo dục STEM” TS. Hà Việt Uyên Synh – Trưởng phòng đào tạo – Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG TP.HCM
9.35 – 9.50 Tham luận 4: “Giáo dục STEM tại Tp. HCM: Chính sách và kết quả đạt được” Đại diện Sở KH&CN
9.50 – 10.25 Tham luận 5 và 6: “Giáo dục STEM – Tiếng nói từ những người thực thi” Giáo viên THPT và THCS
10.25-10.40 Nghỉ giải lao
10.40-11.00 Tham luận 7 và 8: “Vai trò của Doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Chương trình trải nghiệm STEM tại Doanh nghiệp” Đại diện doanh nghiệp

(VNPT, Intel)

11.00-11.50 Thảo luận chung của toàn thể hội nghị Chủ tọa
11.50-12.00 Kết luận và bế mạc Hội thảo Chủ tọa