THÔNG TIN TUYỂN SINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC TIẾN SĨ NĂM 2017

Năm 2016, Trường Đại học Quốc tế tuyển sinh đào tạo Tiến sĩ 2 ngành sau:

  • Công nghệ Sinh học
  • Quản trị Kinh doanh

1. CHÍNH SÁCH HỌC BỔNG ĐẶC BIỆT:

1.1. Mức học bổng:

Nghiên cứu sinh được miễn học phí cho toàn khóa học tại trường ĐHQT (không bao gồm khóa Bridging program) theo một trong ba mức sau:

  • Mức 1: Miễn 100% học phí toàn khóa học
  • Mức 2: Miễn 50% học phí toàn khóa học.
  • Mức 3: Miễn 25% học phí toàn khóa học.

1.2. Điều kiện nhận học bổng:

  • Mức 1: được cấp cho nghiên cứu sinh tốt nghiệp Thạc sĩ (hoặc Đại học) từ loại Giỏi trở lên và đạt điểm xét duyệt đề cương nghiên cứu sinh ≥ 8.5.
  • Mức 2: được cấp cho nghiên cứu sinh tốt nghiệp Thạc sĩ (hoặc Đại học) từ loại Giỏi trở lên và đạt điểm xét duyệt đề cương nghiên cứu sinh từ 7.5 đến 8.0; hoặc đạt điểm xét duyệt đề cương nghiên cứu sinh  ≥ 8.0 (không kể loại tốt nghiệp Thạc sĩ hoặc Đại học).
  • Mức 3: được cấp cho nghiên cứu sinh đạt điểm xét duyệt đề cương nghiên cứu sinh ≥ 7.0 (không kể loại tốt nghiệp Thạc sĩ hoặc Đại học).

Lưu ý: Xét duyệt đề cương nghiên cứu sinh áp dụng thang điểm 10.

1.3. Trách nhiệm của nghiên cứu sinh:

  • Nhận học bổng Mức 1: Làm trợ giảng cho môn lý thuyết 120 tiết/năm; hoặc giảng dạy thực hành 240 tiết/năm.
  • Nhận học bổng Mức 2: Làm trợ giảng cho môn lý thuyết 60 tiết/năm; hoặc giảng dạy thực hành 120 tiết/năm.
  • Nhận học bổng Mức 3: Làm trợ giảng cho môn lý thuyết 30 tiết/năm; hoặc giảng dạy thực hành 60 tiết/năm.

1.4. Điều kiện duy trì học bổng:

  • Đảm bảo tiến độ đào tạo theo thiết kế chuẩn với GPA ≥ 70/100, trong đó không có môn nào < 50/100, áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo và
  • Được Hội đồng đánh giá đạt yêu cầu kỳ thi kiểm tra chất lượng (báo cáo giữa kỳ) và
  • Hoàn thành trách nhiệm của Nghiên cứu sinh (thể hiện tại mục 1.3):
    • Nếu làm Trợ giảng thì được giảng viên đứng lớp đánh giá đạt yêu cầu hoặc
    • Nếu giảng dạy thực hành: có điểm đánh giá của sinh viên cho từng môn ≥ 3.5/5.

1.5. Thời gian áp dụng học bổng:

  • Học bổng chỉ được cấp trong thời gian khóa học chính thức, nghiên cứu sinh bị trễ hạn thì trong thời gian trễ không được nhận học bổng.
  • Nghiên cứu sinh tạm dừng, bảo lưu ở học kỳ nào thì không được nhận học bổng ở học kỳ đó.
  • Với nghiên cứu sinh trúng tuyển, thuộc diện được nhận học bổng: nếu nghiên cứu sinh không nhập học thì học bổng sẽ bị hủy.

2. THÔNG TIN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN:

2.1. Đề cương nghiên cứu:

Có đề cương nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng về hướng nghiên cứu, đề tài hoặc chủ đề nghiên cứu; tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan; mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu dự kiến; kế hoạch học tập và nghiên cứu trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của người dự tuyển trong vần đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; đề xuất người hướng dẫn.

2.2. Cán bộ hướng dẫn:

Được ít nhất một nhà khoa học có chức danh Phó Giáo sư trở lên hay học vị Tiến sĩ khoa học; hoặc hai nhà khoa học có học vị tiến sĩ đồng hướng dẫn trong danh sách đính kèm tại mục 1.11.3 đồng ý nhận hướng dẫn nghiên cứu.Trường hợp người dự tuyển đề nghị người hướng dẫn không có tên trong danh sách này phải được nhà trường chấp thuận trước khi nộp hồ sơ dự tuyển.

2.3. Thư giới thiệu:

Có hai thư giới thiệu của hai giảng viên hoặc nghiên cứu viên có chức danh Giáo sư hoặc Phó Giáo sư hoặc học vị Tiến sĩ khoa học hoặc Tiến sĩ cùng ngành. Thư giới thiệu phải có nhận xét, đáng giá về năng lực, phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể:

  • Phẩm chất đạo đức, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp;
  • Năng lực hoạt động chuyên môn;
  • Phương pháp làm việc;
  • Khả năng nghiên cứu;
  • Khả năng làm việc nhóm;
  • Điểm mạnh và điểm yếu của người dự tuyển;
  • Triển vọng phát triển về chuyên môn;
  • Những nhận xét khác và mức ủng hộ, giới thiệu người dự tuyển làm nghiên cứu sinh.

2.4. Có giấy xác nhận của địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.

2.5. Hồ sơ dự tuyển: gồm các mẫu sau, download tại đây

  • Bìa hồ sơ;
  • Đơn đăng ký xét tuyển nghiên cứu sinh (đã dán ảnh);
  • Đơn xin xét chuyển tiếp sinh (đã dán ảnh) (đối tượng 2);
  • Hoặc Đơn đăng ký dự tuyển cao học (đã dán ảnh) (đối tượng 3);
  • Sơ yếu lý lịch (đã dán ảnh, có xác nhận của địa phương hoặc nơi đang công tác);
  • Lý lịch khoa học (đã dán ảnh, có xác nhận của địa phương hoặc nơi đang công tác);
  • 02 bản sao y công chứng bằng Tốt nghiệp Thạc sĩ và Bảng điểm;
  • 02 Bản sao y công chứng bằng Tốt nghiệp Đại học và Bảng điểm;
  • 07 bộ đề cương nghiên cứu bằng tiếng Anh;
  • Giấy chấp thuận đào tạo NCS của cán bộ dự kiến hướng dẫn (danh sách cán bộ dự kiến hướng dẫn xem tại đây);
  • Thư giới thiệu (đánh giá năng lực chuyên môn của thí sinh từ 02 nhà khoa học);
  • Giấy giới thiệu của cơ quan (nếu có);
  • 03 ảnh 3×4 cm (mặt sau hình ghi rõ họ tên, ngày sinh);
  • Chứng chỉ Anh văn (nếu có);
  • Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có);
  • Đối với thí sinh người Việt Nam có văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp:
    • Văn bản công nhận văn bằng do Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp. (xem hướng dẫn)
    • Thời hạn nộp văn bản: nộp kèm hồ sơ đăng ký tuyển sinh, hoặc bổ sung trước ngày dự thi.
    • Đơn cam kết (Bắt buộc đối với trường hợp gửi Văn bản công nhận sau ngày dự thi).

2.6. Các mốc thời gian:

Nhận hồ sơ

06/02/2017 – 21/04/2017

Ôn thi tiếng Anh

17/04/2017 – 06/05/2017

Hướng dẫn ôn tập (*)

08/05/2017 – 13/05/2017

Thi Sau Đại học (*)

20/05/2017

Bảo vệ đề cương NCS

21/05/2017

 Công bố kết quả  06/2017
 Khai giảng  09/2017

2.7. Liên hệ và nộp hồ sơ:

  • Phòng Đào tạo Sau đại học, Phòng O2.609
    • Khu phố 6, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP.HCM Trường Đại học Quốc tế
    • Điện thoại: 028. 37244270 – Nội bộ: 3209 (từ thứ 2 đến thứ 6, 8:00 – 16:00)
  • Văn phòng Trung tâm Lý Tự Trọng
    • Số 3B Lý Tự Trọng, Q.1, TP.HCM
    • Điện thoại: 028. 3824 2092 (từ thứ 2 đến thứ 6, 17:30 – 20:00)
  • ThS. Lại Trần Thanh Sơn – Email: lttson@hcmiu.edu.vn

2.8. Lệ phí – học phí:

  • Xét hồ sơ và lệ phí dự tuyển: 200.000 đồng/người
  • Đối với trường hợp phải xét chuyển tiếp sinh (đối tượng 2) phải đăng ký thêm:
    • Lệ phí xét chuyển tiếp sinh: 180.000 đồng/ người
  • Đối với trường hợp phải thi tuyển cao học (đối tượng 3) phải đăng ký thêm:
    • Lệ phí đăng ký dự thi thạc sĩ: 300.000 đồng/người
    • Hướng dẫn ôn tập (không bắt buộc):
    • Ngành Công nghệ sinh học: 700.000 đồng/người
    • Ngành Quản trị kinh doanh: 550.000 đồng/người
  • Đối với trường hợp phải thi môn Tiếng Anh:
    • Lệ phí ôn thi: 1.100.000 đồng/người
    • Lệ thí dự thi: 120.000 đồng/người
  • Chương trình Tiếng Anh Bridging program: ~ 5.300.000 đồng (~ 250 USD) (nếu có) *
  • Học phí toàn khóa học 3 năm:
    • Công nghệ Sinh học: ~ 375.000.000 đồng (~ 18.000 USD) *
    • Quản trị Kinh doanh: ~320.000.000 đồng (~ 15.000 USD) *

Lưu ý: Học phí trên áp dụng cho chương trình đào tạo 3 năm và không bao gồm các học phần không nằm trong khung chương trình đào tạo Tiến sĩ, phí mua giáo trình, tài liệu, …

* Các mức học phí sẽ thay đổi theo tỉ giá chuyển đối giữa USD và đồng Việt Nam vào mỗi học kỳ.

Ghi chú: Thí sinh cần chuẩn bị đủ lệ phí để đóng kèm khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi.

2.9. Hình thức tuyển sinh:

2.9.1. Đối với thí sinh thuộc đối tượng 1:

  • Phỏng vấn xét tuyển: Hội đồng chuyên môn phỏng vấn trực tiếp để đánh giá trình độ chuyên môn, xét duyệt đề cương nghiên cứu.

2.9.2. Đối với thí sinh thuộc đối tượng 2:

  • Xét tuyển tiếp sinh Sau Đại học: Phỏng vấn.
  • Phỏng vấn xét tuyển: Hội đồng chuyên môn phỏng vấn trực tiếp để đánh giá trình độ chuyên môn, xét duyệt đề cương nghiên cứu.

2.9.3. Đối với thí sinh thuộc đối tượng 3:

  • Thi tuyển Sau Đại học: môn Tổng hợp (thi viết) và Phỏng vấn.
  • Phỏng vấn xét tuyển: Hội đồng chuyên môn phỏng vấn trực tiếp để đánh giá trình độ chuyên môn, xét duyệt đề cương nghiên cứu.
Đối tượng dự tuyển ngành Công nghệ sinh học Hình thức tuyển sinh
Đối tượng 1: 
Tốt nghiệp Thạc sĩ các chuyên ngành Sinh học, CNSH, Hóa sinh học, Vi sinh vật học, Sinh thái học, Di truyền học, Sinh học ứng dụng
Xét tuyển NCS
(Không cần học môn học bổ sung trước khi dự tuyển)
Đối tượng 2:
Tốt nghiệp Đại học hệ chính quyloại giỏi các chuyên ngành Sinh học, CNSH, Hóa sinh học, Vi sinh vật học, Sinh thái học, Di truyền học, Sinh học ứng dụng (Trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ký quyết định tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển)
Xét tuyển NCS
Phải tham gia xét tuyển SĐH để có cơ hội chuyển chương trình thạc sĩ trong trường hợp không hòan thành chương trình tiến sĩ.
(Không cần học môn học bổ sung trước khi dự tuyển)
Đối tượng 3:
Tốt nghiệp thạc sĩ hoặc đại học (loại giỏi) các chuyên ngành gần:
Nhóm ngành Y Dược, Nhóm ngành Thú y
Nhóm ngành Nông nghiệp (trừ các ngành về kinh tế, kinh doanh)
Ngành Hóa học
Công nghệ sau thu hoạch, Bảo vệ thực vật
Khuyến nông, Nuôi trồng thủy sản
Chăn nuôi, Khoa học cây trồng
Kỹ thuật y học, Kỹ thuật sinh học, Kỹ thuật y sinh
Thi tuyển sau đại học + Xét tuyển NCS
(Không cần học môn học bổ sung trước khi dự tuyển)
Đối tượng dự tuyển ngành Quản trị kinh doanh Hình thức tuyển sinh
Đối tượng 1:
Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành QTKD hoặc các chuyên ngành gần với chuyên ngành QTKD với điểm trung bình tích lũy tối thiểu là 6.5/10, 65/100, hoặc điểm B+:
Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành,
Kinh doanh Thương mại,
Tài chính – Ngân hàng, Kế toán,
Chính sách công, Quản lý công,
Quản trị Nhân lực, Hệ thống Thông tin Quản lý,
Quản trị Văn phòng, Quản lý Kinh tế,
Quản lý Khoa học và Công nghệ,
Quản lý Công nghiệp, Quản lý Năng lượng,
Quản trị Marketing, Marketing và Du lịch,
Kinh doanh quốc tế, Kinh tế học,
Kinh tế phát triển, Kinh tế và Tài chính,
Kinh doanh và Kinh tế.
Xét tuyển NCS
(Không cần học môn học bổ sung trước khi dự tuyển)
Đối tượng 2:
Tốt nghiệp đại học hệ chính quy chuyên ngành QTKD hoặc các chuyên ngành gần với chuyên ngành QTKD loại xuất sắc từ các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh.
Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành,
Quản trị Khách sạn,
Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ Ăn uống,
Marketing, Bất động sản,
Kinh doanh Quốc tế, Kinh doanh Thương mại,
Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm,
Kế toán, Kiểm toán,
Khoa học Quản lý, Quản trị Nhân lực,
Hệ thống Thông tin Quản lý,
Quản trị Văn phòng.
Thi tuyển sau đại học/Xét chuyển tiếp sinh (nếu có bằng tốt nghiệp đại học trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp bằng) + Xét tuyển NCS
(Không cần học môn học bổ sung trước khi dự tuyển)
Đối tượng 3:
Tốt nghiệp thạc sĩ không liên quan đến chuyên ngành QTKD hoặc gần với chuyên ngành QTKD nhưng tốt nghiệp đại học hệ chính quy chuyên ngành QTKD hoặc các chuyên ngành gần với chuyên ngành QTKD thể hiện trong Đối tượng 2, đạt từ loại khá trở lên.
Thi tuyển sau đại học + Xét tuyển NCS
(Không cần học môn học bổ sung trước khi dự tuyển)

2.10. Quy định về trình độ Tiếng Anh của người dự tuyển:

2.10.1. Điều kiện xét miễn thi môn tiếng Anh:

Khi người dự tuyển thỏa một trong các điều kiện sau đây (nộp cùng với hồ sơ dự thi) được xét miễn thi môn Tiếng Anh.

  • Có bằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học hay sau đại học mà ngôn ngữ dùng trong đào tạo là tiếng Anh không qua phiên dịch;
  • Có chứng chỉ: IELTS ≥ 5.5; TOEFL iBT ≥ 61; TOEFLPBT/ ITP ≥ 500; TOEFL CBT ≥ 173; TOEIC ≥ 600; Cambridge Exam ≥ First FCE; BEC ≥ Business Vantage; BULATS ≥ 60; VNU-EPT ≥ 251 trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển; Công nhận chứng chỉ của 06 đơn vị (theo CV 1212/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH): Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Huế, Trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM, Trung tâm SEAMEO RETRAC.
  • Có chứng nhận đã thi môn tiếng Anh của các đợt tuyển sinh trình độ Tiến sĩ do ĐHQG-HCM tổ chức, có điểm thi ≥ 60 và còn thời hạn 02 năm kể từ ngày thi môn tiếng Anh đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.

2.11. Hình thức và Thời gian đào tạo:

2.11.1. Hình thức đào tạo:

  • Tập trung toàn thời gian.
  • Thời gian học: Ban ngày, các ngày trong tuần
  • Địa điểm học: Trường Đại học Quốc tế, KP. 6, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
  • Trường hợp NCS không theo học tập trung và được Trường chấp nhận thì chương trình đào tạo và nghiên cứu của NCS phải có tổng thời gian học tập và nghiên cứu như quy định, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung tại Trường.

2.11.2. Thời gian đào tạo:

Thời gian đào tạo chính thức của khóa đào tạo Tiến sĩ có bằng Thạc sĩ đúng chuyên ngành là 3 năm tập trung, chưa có bằng Thạc sĩ đúng chuyên ngành là 5 năm tập trung.

2.11.3. Chương trình đào tạo:

Ngành Công nghệ sinh học:

  • Danh mục các hướng nghiên cứu: xem tại đây
  • Chương trình đào tạo:
  • Liên hệ:
    • Khoa Công nghệ Sinh học – Phòng O1.708 – Điện thoại: 028.3724 4270 – Nội bộ: 3233, 3332
    • PGS. TS. Trần Văn Minh – Điện thoại: 028.3724 4270 – Nội bộ: 3335 – Email: tvminh@hcmiu.edu.vn
    • ThS. Đỗ Ngọc Phúc Châu – Điện thoại: 028.3724 4270 – Nội bộ: 3335 – Email: dnpchau@hcmiu.edu.vn

Ngành Quản trị kinh doanh:

  • Danh mục các hướng nghiên cứu: xem tại đây
  • Chương trình đào tạo:
  • Liên hệ:
    • Khoa Quản trị kinh doanh – Phòng A1.306 – Điện thoại: 028. 3724 4270 – Nội bộ: 3230
    • TS. Lê Văn Chơn, Email: lvchon@hcmiu.edu.vn